Hướng dẫn quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện đơn giản

292 lượt xem 0

Máy phát điện là thiết bị quan trọng được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên cũng như nhiều loại máy móc khác, việc bảo trì máy phát điện là vô cùng quan trọng để có thể sử dụng lâu dài. Hãy cùng Điện máy Hoàng Liên tìm hiểu về quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao cần bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện khi sử dụng?

Bảo trì máy phát điện

Bảo trì máy phát điện

- Bảo trì máy phát điện công nghiệp thường xuyên sẽ giúp cho máy phát điện hoạt động ổn định hơn, đạt độ bền cao và tránh được các lỗi phát sinh khi hoạt động.

- Máy phát điện được bảo dưỡng định kỳ sẽ hoạt động tốn ít nhiên liệu. Các bộ phận như hệ thống lọc dầu, bôi trơn cùng với hệ thống lọc gió hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó giúp người dùng tiết kiệm thời gian sửa chữa máy phát điện, hạn chế xảy ra sự cố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện đơn giản tại xưởng

Dưới đây là quy trình bảo dưỡng máy phát điện diesel mà các bạn có thể tham khảo.

Thao tác chuẩn bị

Trước khi bắt đầu thực hiện quy trình bảo dưỡng máy phát điện diesel, người dùng cần kiểm tra các vấn đề sau đây:

- Kiểm tra chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết.

- Trang bị những đồ bảo hộ phù hợp với từng công đoạn bảo trì.

- Đặt biển cảnh báo tại khu vực cần bảo trì máy phát điện.

- Kiểm tra kỹ độ an toàn, những điều kiện và môi trường xung quanh máy phát điện.

- Cho máy phát điện chạy ở chế độ không tải 10 phút, sau đó chuyển sang chế độ có tải trong 15 phút. Để đánh giá được tình trạng hoạt động, tránh gặp phải lỗi máy phát điện thì việc chạy máy trước khi bảo dưỡng là rất cần thiết. Ngoài ra thì việc này còn có tác dụng làm loãng dầu bôi trơn động cơ cho dễ thay.

Quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện đơn giản tại xưởng

Hoạt động bảo trì máy phát điện công nghiệp

Hoạt động bảo trì máy phát điện công nghiệp

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện này khá đơn giản, người dùng có thể tự thực hiện được để tiết kiệm chi phí và cũng không mất công di chuyển.

Chế độ A: Bảo trì sau 6 tháng hoặc dưới 1000 giờ hoạt động

- Kiểm tra động cơ, kiểm tra xem dầu nhớt có rò rỉ không, nước làm mát có hoạt động bình thường không.

- Kiểm tra thông số đồng hồ điện và hệ thống an toàn.

- Kiểm tra áp lực nhớt, hệ thống khí nạp của máy, hệ thống xả.

- Kiểm tra ống thông hơi, độ căng đai, cánh quạt.

- Kiểm tra, điều chỉnh lại hiệu điện thế.

- Nếu bảo trì lần thứ nhất thì chúng ta cần thay bộ lọc nhớt máy, bộ lọc nhiên liệu, nhớt máy và vệ sinh bộ lọc gió.

Chế độ B: Bảo trì sau 12 tháng hoặc sau 1500 giờ hoạt động

- Kiểm tra, bảo trì động cơ. Lặp lại các bước kiểm tra bảo trì máy phát điện công nghiệp định kỳ chế độ A.

- Kiểm tra nước làm mát xem còn đủ dùng không.

- Kiểm tra hệ thống lọc khí: đường ống cứng, ống mềm, các mối nối, bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp. Thay bộ lọc gió nếu cần thiết.

- Kiểm tra tình trạng cánh quạt và tình trạng bộ tản nhiệt.

- Kiểm tra điều chỉnh lại hiệu điện thế.

- Tiến hành thay nhớt bôi trơn cho máy.

- Chạy máy và kiểm tra tổng thể máy.

Chế độ C: Bảo trì sau 4 đến 7 năm hoặc sau 2000 đến 6000 giờ hoạt động

Các bộ phận của máy phát điện

Các bộ phận của máy phát điện

- Làm sạch động cơ của máy phát điện.

- Điều chỉnh khe hở béc phun và xupap.

- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ, bôi trơn bánh căng đai.

- Kiểm tra và thay thế những đường ống bị hư.

- Đo và kiểm tra độ cách điện của đầu phát điện.

Sau từ 2000 đến 6000 giờ máy hoạt động thì cần thay các bộ phận: bộ lọc nhớt, bộ lọc nước, bộ lọc nhiên liệu, dây Curoa phần trục và máy phát sạc bình, nước làm mát, ống cấp nhiên liệu, các van ống.

Chế độ D: Bảo trì sau 7 đến 10 năm hoặc sau 6000 giờ hoạt động

- Lặp lại chế độ bảo trì máy phát điện C.

- Làm sạch động cơ.

- Kiểm tra hệ thống làm mát. Làm sạch, cân chỉnh béc phun và bơm nhiên liệu. Việc này cần thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.

- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát bằng cách dùng máy phun hơi nước nóng.

- Làm sạch và xúc rửa trong hệ thống làm mát bằng chất xúc rửa chuyên dùng. Nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế những phần sau: puli cánh quạt, bộ giảm chấn, bộ tăng áp, puli bơm nước, puli giảm chấn, bơm cao áp, các đường ống dẫn nước và khí nạp.

Sau 7 đến 10 năm hoặc sau 6000 giờ hoạt động thì cần thay thế: Bộ sửa chữa bơm nước, bơm nhớt bôi trơn, bộ sửa puli trung gian, thay nước làm mát, lọc nước, thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt.

3. Một số lưu ý khi bảo dưỡng tại xưởng

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện diesel cần nắm được 1 số lưu ý

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện diesel cần nắm được 1 số lưu ý

Chúng ta nên vận hành máy thường xuyên. Nếu như không cần sử dụng cũng nên bật máy hoạt động 3 tháng một lần trong khoảng 30 phút.

Nên thay thế những phụ kiện máy phát điện chính hãng, có xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không nên mua những loại phụ kiện giá rẻ trôi nổi trên thị trường.

Cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những người vận hành máy. Bọc các dây điện bị hở để tránh sự cố có thể xảy ra.

Sau 50 giờ vận hành rà soát lần đầu, chúng ta cần thay nhớt cho động cơ.

Xem thêm

[TÌM HIỂU] Kiểm định và quy định về máy phát điện trong PCCC

[Tổng hợp] Sơ đồ đấu ATS với máy phát điện và cách đấu chuẩn

 

Trên đây là giới thiệu quy trình bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện đơn giản để quý khách hàng có thể tham khảo, áp dụng. Để biết thêm về những cách sử dụng máy phát điện an toàn, hiệu quả, các bạn hãy bình luận bên dưới hoặc gọi đến số 0989.937.282 - 0987.779.682 - 0964.593.282. Điện máy Hoàng Liên sẽ tư vấn miễn phí, cung cấp cho quý khách những thông tin hữu ích nhất.

Hỏi Đáp

Tin tức máy phát điện

Tin tức máy phát điện

Xem tất cả »
#3 Máy phát điện Sumokama chính hãng giá tốt 2024

#3 Máy phát điện Sumokama chính hãng giá tốt 2024

Máy phát điện Komatsu nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản

Máy phát điện Komatsu nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản

Máy phát điện INGCO giá rẻ chính hãng tốt nhất 2024

Máy phát điện INGCO giá rẻ chính hãng tốt nhất 2024

Máy phát điện Caterpillar nhập khẩu chính hãng, báo giá tốt

Máy phát điện Caterpillar nhập khẩu chính hãng, báo giá tốt

#5 model máy phát điện Yamabisi giá tốt - Hướng dẫn cách SD

#5 model máy phát điện Yamabisi giá tốt - Hướng dẫn cách SD

TOP 4 máy phát điện Vikyno giá rẻ tốt nhất hiện nay

TOP 4 máy phát điện Vikyno giá rẻ tốt nhất hiện nay

Máy phát điện nước là gì? Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý HĐ

Máy phát điện nước là gì? Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý HĐ

[HƯỚNG DẪN] Tự chế máy phát điện gió bằng motor đơn giản

[HƯỚNG DẪN] Tự chế máy phát điện gió bằng motor đơn giản

Máy phát điện gió là gì? Cấu tạo và hoạt động như thế nào?

Máy phát điện gió là gì? Cấu tạo và hoạt động như thế nào?